hien ke

Khu Bảo tồn Văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo – địa chỉ đỏ để giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh.

Thứ năm - 25/04/2024 11:11 58

Khu Bảo tồn Văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo – địa chỉ đỏ để giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh.

Sóc Bom Bo là địa danh nổi tiếng đã đi vào lịch sử địa phương với phong trào giã gạo nuôi quân của đồng bào S’tiêng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngày nay Sóc Bom Bo đã trở thành điểm đến lý tưởng cho các em học sinh trong tỉnh đến để tìm hiểu lịch sử và tham gia các hoạt động trải nghiệm ý nghĩa.
Sóc Bom Bo - “điểm nhấn” quan trọng của tỉnh Bình Phước
 
Để thực hiện tốt công tác đón tiếp các em học sinh, phù hợp với lứa tuổi và mục đích của chuyến về nguồn, BQL Khu Bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo đã xây dựng chương trình đón tiếp gồm, Giới thiệu tổng quan về dân tộc S’tiêng, các phong tục tập quán và nét văn hóa tiêu biểu, quá trình đấu tranh chống ngoại xâm của đồng bào S’tiêng, hướng dẫn các em trải nghiệm đánh đàn đá, trải nghiệm giã gạo của đồng bào S’tiêng. Trong đó BQL Khu Bảo tồn đặc biệt chú trọng việc giới thiệu  về phong trào giã gạo nuôi quân của đồng bào S’tiêng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà tâm điểm là kỳ tích trong 3 ngày đêm đồng bào S’tiêng đã giã được 5 tấn gạo để cung cấp lương thực cho chiến dịch Đồng Xoài – Phước Long năm 1965. Lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần sáng tạo của đồng bào S’tiêng đã trở thành nguồn cảm hứng để cố nhạc sỹ Xuân Hồng sáng tác nên bài hát Tiếng chày trên sóc Bom Bo, qua đó kỳ tích giã gạo nuôi quân của đồng bào S’tiêng được mọi người biết đến và sóc Bom Bo trở thành địa chỉ đỏ để học sinh và du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, tìm hiểu.

Em Lô Nguyễn Linh Xuân - Học sinh lớp 8 trường TH&THCS Nghĩa Bình, đây là lần thứ 3 em được đến với Khu Bảo tồn Văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo nhưng vẫn thấy chuyến đi thật vui và nhiều ý nghĩa.

 
“Đây là lần thứ 3 em đến với Khu Bảo tồn văn háo dân tộc S’tiêng, văn hóa ở đây là những truyền thống rất ý nghĩa và thú vị, nó mang đến cho em những kiến thức bổ ích như hoạt động thường ngày của người dân S’tiêng là giã gạo, những lễ hội và đánh cồng chiêng, Em mong các trường sẽ tạo điều kiện cho các em đi tham quan các điểm du lịch ở Bình Phước như sóc Bom Bo này”
 
Lần đầu tiên được đến với Khu Bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo, em Nguyễn Đặng Anh Khoa - Học sinh lớp 4A2, trường Tiểu học Nguyễn Huệ, huyện Bù Gia Mập cho biết.
 “Lần đầu tiên em đến với sóc Bom Bo, đến đây em thấy cuộc sống và hoạt động của người dân tộc S’tiêng và tìm hiểu về phong trào giã gạo nuôi quân của người S’tiêng. Em thấy đây là hoạt động có ý nghĩa”
 
Thực hiện Kế hoạch số 145/KH-UBND ngày 16/5/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Bình Phước; Hướng dẫn của Sở GDĐT về việc tiếp tục sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên qua đó góp phần đổi mới hình thức giảng dạy, học tập, đồng thời giáo dục học sinh, lòng yêu quê hương đất nước, nâng cao lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, khơi dậy trong các em tinh thần xây hoài bão lớn, khát vọng vươn lên lập thân, lập nghiệp, đóng góp cho sự phát triển quê hương Bình Phước.
Thầy Lại Văn Thịnh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Huệ, huyện Bù Gia Mập cho biết thêm.
 “Hôm nay là lần đầu tiên trường đến với Khu Bảo tồn sóc Bom Bo, đây là hoạt động trải nghiệm của các em học sinh nằm trong kế hoạch của nhà trường từ đầu năm. Hôm nay đến với Khu Bảo tồn sóc Bom Bo chúng tôi nhận thấy được các hoạt động của Khu Bảo tồn và các anh chị trong Khu bảo tồn sóc Bom Bo tiếp đón rất là chu đáo, các hoạt động diễn ra ở đây có ý nghĩa, đặc biệt với các em học sinh, để giáo dục cho các em học sinh hoạt động trải nghiệm trong nhà trường và có một hoạt động thực tế tại Khu bảo tồn sóc Bom Bo”
 
Là người có đam mê về việc tìm hiểu lịch sử địa phương và luôn mong muốn được đưa các em học sinh của trường mình đến với những di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện. Thầy Nguyễn Phi Long – Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học&THCS Nghĩa Bình cho biết
 “Đây là điều mong mỏi của nhà trường khi xây dựng kế hoạch, được sự chỉ đạo của các ngành, các cấp về vấn đề giáo dục học sinh yêu bản sắc văn hóa dân tộc, các em đã được học tại nhà trường, tuy nhiên trải nghiệm thực tế thì các em chưa có điều kiện và hôm nay nhà trường cũng rất vui mừng, vì gần 300 cháu được hoạt động trải nghiệm tại Khu Bảo tồn sóc Bom Bo, đây là địa chỉ mà nhà trường đã chọn, nó mang nhiều ý nghĩa, thứ nhất các em đã được học qua sách vở, hôm nay được trải nghiệm thực tế nơi đây. Phía Nhà trường rất vui mừng và cảm ơn BQL Khu Bảo tồn đã tạo mọi điều kiện tổ chức sân chơi , trải nghiệm vui vẻ cho các em sau những giờ học tập trên lớp”
 
Hiện nay Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’Tiêng Sóc Bom Bo được đầu tư nhiều hạng mục nhằm phục vụ du khách cũng như các em học sinh đó là những kỉ lục Việt nam như: Bộ Cồng Chiêng được làm bằng đồng đỏ và thiếc lớn nhất Việt Nam; bộ Đàn Đá có trọng lượng 20 tấn, ngoài ra Nhà dài truyền thống, vườn cây lưu niệm; sân lễ hội, nhà làng nghề, tuyến đường hoa là những cảnh quan đẹp mắt để các em học sinh và du khách đến tham quan, thưởng ngoạn.

Ông Phạm Anh Tuấn – Phó trưởng Phòng VHTT – Trưởng ban quản lý Khu Bảo tồn Văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo cho biết:
 “Để chương trình trải nghiệm, du khảo về nguồn của các em học sinh tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo được ý nghĩa và ấn tượng, BQL Khu Bảo tồn chúng tôi đã phối hợp với BGH các trường xây dựng cho các em một chương trình riêng, từ khâu đón tiếp các em, hướng đẫn các em hoạt động trải nghiệm, ngay cả khâu nghỉ ngơi của các em sau hoạt động trải nghiệm cũng được chuẩn bị chu đáo. Trong chuỗi hoạt động của các em tại Khu Bảo tồn thì chúng tối trú trọng việc giới thiệu về truyền thống, văn hóa và đặc biệt là các phong trào đấu tranh chống ngoại xâm của đồng bào S’tiêng, giới thiệu về Liệt sĩ Điểu Ong – Là người con S’tiêng được Nhà nước truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. và kỳ tích giã gạo nuôi quân của đồng bào S’tiêng sóc Bom Bo trong kháng chiến chống mỹ cứu nước. điều đó đã tạo cho các em một chuyến đi du khảo về nguồn thêm ý nghĩa. Trong 4 tháng đầu năm 2024, Khu Bảo tồn đã phục vụ hơn 4000 em học sinh trong và ngoài tỉnh đến tham quan.”

Được đánh giá là địa chỉ đỏ để tổ chức các hoạt động du khảo về nguồn cho các em học sinh trong tỉnh. Bên cạnh việc xây dựng chương trình đón tiếp, phục vụ các em học sinh trong chuyến du khảo thì BQL Khu Bảo tồn Văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo còn chỉnh trang, bổ sung hiện vật, chỉnh trang, sửa chữa các hạng mục công trình, đồng thời xây dựng các giải pháp đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên của đơn vị trong việc đón tiếp và phục vụ các em học sinh, xây dựng văn hóa, tác phong phục vụ chuyên nghiệp, nhằm tạo ấn tượng tốt với các em khi đến tham quan Khu Bảo tồn.
ANH TUẤN
Một số hình ảnh về các hoạt động tại Khu Bảo tồn

                                                         





         

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Số kí hiệu Trích yếu
18/LLV-UBND

Thời gian đăng: 01/05/2024

Lịch làm việc UBND huyện Bù Đăng tuần thứ 18/2024

PHẢN ÁNH KIẾN NGHỊ
1022
speed
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập83
  • Hôm nay19,525
  • Tháng hiện tại78,903
  • Tổng lượt truy cập18,825,621
THÔNG TIN QUY HOẠCH
 
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
4 congbao
 
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

giam ngheo
DON THU KHNTC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây